Cây ớt cho thu nhập ổn định, giúp bà con vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên bà con trồng ớt cần chú ý phòng trị sâu bệnh cho cây, giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao. Dưới đây là những sâu bệnh phổ biến của cây ớt và cách phòng trị, mời bà con quan tâm theo dõi để áp dụng cho diện tích ớt đang trồng.
Sâu hại thường gặp khi trồng cây ớt
Bọ trĩ (Thrips)
Triệu chứng và gây hại
Bọ trĩ gây hại bằng cách dùng răng cứa rách biểu bì lá rồi hút nhựa làm lá biến màu xám bạc hoặc có đốm nhỏ màu nâu, hai mép lá cuốn lại, nếu bị hại nặng lá bị khô, rụng sớm.
Nguyên nhân
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy bằng mắt thường. Để quan sát chúng ta có thể lấy một tờ giấy trắng, vỗ nhẹ lá thấy bọ trĩ có thân hình thon dài, màu vàng nhạt, di chuyển rất nhanh. Bọ trĩ thường tập trung dọc theo gân lá, sống và gây hại bằng cách chích hút nhựa. Chúng thường gây hại khi thời tiết nóng, ẩm. Trời lạnh bọ trĩ ngừng hoạt động và ngủ đông. Do vậy ta thường thấy chúng gây hại chủ yếu khi trời nắng, nóng.
Biện pháp phòng trừ
Khi mật độ bọ trĩ cao (trên 2 con/lá) phải phun thuốc đặc trị như Dầu khoáng SK Enspray 99EC, hay phối hợp Dầu khoáng SK Enspray 99 EC với thuốc Sec SaiGon 50EC (nhớ chú ý thời gian cách ly).
Sâu đục trái
Triệu chứng và gây hại
Sâu đục trái thường gây hại khi ớt đang giai đoạn ra hoa và có trái non. Sâu đục trái thường thích trái xanh và chui vào từ cuống, sâu đục đến đâu thường đùn phân ra đến đó, lỗ bị sâu đục rất gọn gàng, trái non bị sâu đục thường rụng sớm, còn những quả lớn thì thiệt hại làm giảm giá trị sản phẩm. Ngoài trái, sâu còn đục vào chùm hoa làm cành mang hoa gẫy ảnh hưởng đến năng suất sau này.
Nguyên nhân
Sâu đục trái ớt trưởng thành có màu nâu đậm, ngài trưởng thành hoạt động chủ yếu vào ban đêm, trứng được đẻ từng quả, thường thấy đẻ ở mặt trên lá non, sau khi nở, sâu non chui ngay vào các búp non, nụ hoa, rồi sau đó đục vào quả. Thường sâu non có 5 – 6 tuổi. Nhộng được hình thành trong đất, sau khoảng 15 ngày, nhộng vũ hoá biến thành ngài. Vòng đời sâu đục trái kéo dài khoảng 30 ngày.
Biện pháp phòng trừ
Sâu một khi đã đục vào trái ớt rồi thì khó phòng trị, nên cần chú ý phòng bằng các biện pháp sau:
- Theo dõi thường xuyên sự xuất hiện của ngài để phòng trị sớm.
- Sâu đục trái ớt có tính kháng thuốc rất cao, do vậy thời điểm quyết định phun rất quan trọng. Nên phun thuốc khi trứng mới nở, sâu non còn nhỏ, một khi sâu đã đục vào trái rồi thì rất khó trị. Về thuốc có thể dùng các loại sau: Sec SaiGon 25EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC, hay có thể pha hai loại với nhau, nên phun vào buổi chiều lúc ngài đẻ trứng.
Rệp muội/rầy mềm
Triệu chứng và gây hại
Cả rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, cơ thể mềm, màu sắc thay đổi từ vàng nhạt đến xanh thẫm. Rệp trưởng thành có hai loại có và không có cánh. Rệp phá hoại bằng cách chích hút nhựa làm cây ớt bị chùn đọt, lá cong, xoăn lại, cây sinh trưởng kém, ngoài ra rệp còn là côn trùng môi giới lan truyền bệnh virus trên ớt.
Biện pháp phòng trừ
– Sau thu hoạch nên thu dọn sạch tàn dư thực vật vì nay là nơi chứa lượng lớn trứng và rệp trưởng thành.
– Nếu mật độ rệp thấp, nên lặt bỏ bằng tay.
– Có thể phun thuốc trừ rệp như dầu khoáng SK Enspray 99EC, Sec SaiGon hay pha cả hai loại với nhau.
Nhện trên cây ớt
Triệu chứng và gây hại
Nhện non và trường thành gây hại bằng cách chích hút nhựa làm lá non cong, xoắn lại, nếu bị hại nặng lá biến vàng, khô và rụng. Nhên thường sống và gây hại ở mặt dưới lá, tập trung chủ yếu gần gân chính. Ngoài lá non, nhện còn thấy gây hại trên hoa làm hoa rụng, gây hại trên trái ớt làm trái sần sùi. Nhện có thể sống và gây hại quanh năm, nhưng phổ biến nhất khi trời nắng nóng khoảng tháng 2 – 5.
Biện pháp phòng trừ
- Không để ruộng khô.
- Khi ruộng bị nhện gây hai có thể dùng thuốc đặc trị nhện như Saromite 57EC, Dầu khoáng SK Enspray 99EC hay Comda 250EC, cần chú ý khi phun thuốc trừ nhện nên phun kỹ, phun nhiều nước và phun ướt đều hai mặt lá nhưng chủ yếu phun mặt dưới lá. Định kỳ 5 – 7 ngày phun một lần.
Bệnh hại thường gặp khi trồng cây ớt
Bệnh héo rũ
Do vi khuẩn Psendomonas solanaccorum gây ra. Bệnh này làm lá cây héo rũ.
Bệnh chết nhanh
Do một loại nấm có tên là Choancphora cucurbitarum gây ra. Loại nấm này làm phá huỷ cấc tế hào bên trong sau đó lan dần ra bên ngoài làm chết từng nhánh cây.
Bệnh làm chết cây non
Nấm Rhizoctonia solaui pythium tấn công các cây con làm cây chết rũ ở sát gốc. Bệnh này xuất hiện là do đất ẩm và do sử dụng phân chưa hoai.
Bệnh đốm quả
Do nấm Collectotrichum gây ra. Biểu hiện của bệnh này là trên quả xuất hiện các vòng tròn đồng tâm, vỏ quả bị lõm sâu và đọng nước. Nếu bệnh nặng, các vết nhũn sẽ lây lan dẫn đốn rụng trái. Bệnh đốm quả thường xuất hiện vào mùa mưa…
Biện pháp phòng trừ
Để phòng trừ những loại bệnh trên, người ta có thể tiến hành bằng nhiều thao tác. Điều quan trọng là phải xử lý đất đai, xử lý hạt giống, theo dõi vườn cây thường xuyên để phát hiện bệnh. Bón nhiều phân kali, đạm và các loại phân chứa nhiều đồng, kẽm để tăng thêm sức đề kháng cho cây. Khi chọn giống nên lấy loại quả tốt, không có vết sâu bệnh phơi khô rồi cất kín. Đối với hạt giống nên xử lý hạt bằng Denlat C50 wp liều lượng 3 – 5g/ lOO gam hạt giống…
Nên cày đất để phơi khô ải ít nhất 10 ngày, dọn sạch rác rưởi, xử lý đất bằng vôi bột để loại trừ mầm bệnh ra khỏi ruộng. Nên luân canh trồng các loại cây khác nhau, không nên trồng cây cùng loại sẽ dễ để lại mầm bệnh.