CHUYÊN MỤC

Bí quyết trồng và chăm sóc cây Chanh trong chậu sai trĩu quả

Chanh là một loại cây khá dễ trồng và chăm sóc, có thể phát triển tốt ngay cả trong chậu, phù hợp với cuộc sống của cư dân thành thị. Thay vì trồng ngoài vườn, với diện tích hẹp như chung cư, đô thị Bạn có thể trồng cây Chanh trong chậu trên sân thượng, ban công là một ý tưởng tuyệt vời. Hãy cùng tham khảo một số yếu tố cách trồng, chăm sóc cây chanh trong chậu dưới đây để sớm sở hữu cho mình cây chanh sai quả nhé.

Đặc điểm sinh trưởng cây Chanh

Cây Chanh có tên khoa học là Citrus aurantifolia, thuộc họ Kim quýt và có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Sở hữu khả năng sinh trưởng nhanh, khỏe, chịu được thời tiết, khí hậu, giống cây này sau đó được nhân giống trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Chanh vàng trồng chậu trên sân thượng sai trĩu quả

Chanh vàng trồng chậu trên sân thượng sai trĩu quả

Ngoài các yếu tố đặc điểm hình thái dễ nhận biết, kỹ thuật trồng cây chanh bạn cần chú ý thêm về các đặc điểm sinh trưởng nổi bật, khi nắm rõ các yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn trồng cây tranh luôn khỏe mạnh, tươi tố, ra trái sai, quả to và đạt năng suất cao.

  • Nhiệt độ thích hợp: Cây chanh sinh trưởng và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 12 – 32 độ C, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là khoảng 23 – 32 độ C. Nhiệt độ càng lạnh, thời gian ra hoa đến thu hoạch càng kéo dài và ngược lại
  • Độ ẩm: Chanh là loại cây trồng ưa ẩm, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1000 – 2000mm, độ ẩm không khí từ 70 – 80%. Vào thời kỳ cây ra hoa, đậu trái là khoảng thời gian cây cần nhiều nước nhất
  • Ánh sáng: Cây chanh là cây ưa ánh sáng nhẹ, cường độ ánh sáng thích hợp cho cây phát triển là 10.000 – 14.000lux
  • Đất trồng:  Chanh trồng trên đất bằng phẳng, tơi xốp, giữ nước tốt vào mùa khô và thoát nước tốt vào mùa mưa, tầng đất dày, pH từ 5,5 – 6,5

Cách trồng và chăm sóc cây Chanh trong chậu

Bên ngoài môi trường tự nhiên hay trồng ngoài vườn, khả năng cây Chanh sinh trưởng và cho quả sai là rất cao, tuy nhiên với môi trường trồng chậu sẽ gặp hạn chế hơn về dịch tích trồng cây. Do đó bạn cần quan tâm tới các yếu tố kỹ thuật trồng chanh dưới đây:

Chọn giống cây Chanh

Trồng cây Chanh từ hạt là một ý tưởng tồi tuy nhiên bạn có thể sẽ phải chờ đến 4 năm để cây sinh trưởng và cho thu hoạch trái đầu tiên. Thay vào đó, hãy mua cây giống tại các vườn ươm địa phương về các giống Chanh lùn siêu quả, giống chanh ta chịu hạn, và có thể trồng tốt trong các thùng xốp hay chậu.

Trên thị trường Chanh có nhiều giống khác nhau, các giống chanh phổ biến thường gặp như: Chanh ta sai quả, dễ trồng; Chanh giấy được nhiều người ưa chuộng (vì mỏng vỏ, nhiều nước, vị thơm), Chanh núm quả tròn, Chanh thơm Indo, được nhập nội từ Indonesia (trái tròn, đẹp), Chanh lima persa không hạt, Chanh Eureka…

Thời vụ trồng cây Chanh

Thời vụ trồng chanh cũng khá quan trọng, nó quyết định thời khả năng sinh trưởng và ra quả đúng vụ. Vụ xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu trồng từ tháng 8-10 và có thể trồng vào quanh năm. Độ pH của đất nên ở khoảng 5,5 đến 7 vì cây thích đất chua có độ axit thấp hơn đất trung hòa.

Chậu trồng cây Chanh

Khác với trồng tranh ngoài vườn, khi trồng chanh trên sân thượng hoặc ban công. Bạn chọn một cái chậu lớn hơn 25% so với gốc cây của cây. Chậu đất là lý tưởng nhất vì không giống như nhựa, nó có độ xốp và bốc hơi nước từ các bên thành chậu, điều này giúp cho cây Chanh phát triển tốt vì nó không thích nhiều nước. Nếu không có điều kiện sử dụng chậu đất, bạn có thể dùng chậu nhựa thông minh, chậu nhựa trồng cây hoặc chậu sứ phù hợp với kích thước cây.

Chọn cây chanh giống từ vườn ươm

Chọn cây chanh giống từ vườn ươm

Ngoài ra chất lượng đất và loại đất cũng là một yếu tố quan trọng. Đối với các cây Chanh có năng suất cao, hãy sử dụng đất có khử mùi hữu cơ. Kích thước chậu của bạn phải theo kích thước cây của bạn. Tránh những giống cây trồng quá lớn hoặc quá nhỏ.

Ánh sáng

Tất cả các loại thực vật trong họ cam quýt đều rất ưa thích ánh nắng mặt trời, khoảng 7 đến 8 giờ ánh sáng mặt trời là điều cần thiết. Nếu trồng chanh trong nhà thì đặt nơi có sử dụng ánh sáng thường xuyên để cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Trong môi trường đô thị ánh sáng quá gay gắt, bạn nên chú ý giảm nắng bằng phương pháp che và tưới nước phù hợp cho cây

Nước tưới và độ ẩm

Cách chăm sóc cây chanh trong chậu đòi hỏi phải tưới nước để có thể sinh trưởng và ra hoa, đậu trái to. Nếu bạn tưới quá nhiều hoặc quá ít nước có thể dẫn đến hoa và hoa quả kém chất lượng và đôi khi cây cũng có thể dẫn tới cây bị  chết. Thường xuyên kiểm tra lớp đất trên cùng 5 cm (có khô không) trước khi tưới nước thêm cho cây với lượng vừa phải. Vào những ngày có gió và nóng, cần tưới nước thường xuyên hơn.

Nếu bạn trồng cây Chanh trong nhà, cây đòi hỏi độ ẩm nhất định để phát triển, 50% là lý tưởng. Bạn có thể duy trì độ ẩm bằng cách đặt nó vào khay sỏi, phun sương hoặc sử dụng máy làm ẩm.

Phân bón

Cây chanh cần nhiều chất dinh dưỡng và cũng đòi hỏi phân bón để sản xuất trái cây và lá cây tươi tốt. Sử dụng phân bón đặc biệt cho cây Chanh của bạn, nếu không thì sử dụng phân bón NPK 12-6-6. Hãy tìm một  loại phân bón có chứa vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, mangan và kẽm. Để tăng lượng phân bón cho cây Chanh của bạn, áp dụng tưởi phân bón hòa tan trong nước 01 lần trong 01 tháng vào mùa sinh trưởng.

Kỹ thuật tỉa cành, tỉa rễ

Có thể bạn chưa biết, việc Tỉa cành và rễ chanh giúp cây phát triển xum xuê và dễ sai được nhiều quả hơn. Tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện khi một mùa phát triển mới bắt đầu. Đặc biệt lưu ý, chỉ tỉa cành bị sâu bệnh, đã chết vì nếu tỉa cành quá nhiều có thể khiến cây ra quả còi. Bên cạnh đó bạn cũng nên để ý một vài cành lạ, chúng thường mọc trực tiếp từ thân chính, và hút mất chất dinh dưỡng của cây nên phải cắt bỏ ngay.

Đặc biệt hơn lúc thay chậu thì bạn cũng nên tỉa luôn rễ cho cây Chanh, dân ta thường có câu “mít tỉa cành, Chanh tỉa rễ”, nên khi bạn tỉa rễ cho Chanh, Chanh sẽ nhanh chóng ra hoa kết trái.

Phòng bệnh cho cây Chanh

Yếu tố then chốt cho cây sinh trưởng và đạt năng suất cao chính là phòng bệnh cho cây chanh. Mặc dù khả năng sinh trưởng được đánh giá là khá tốt, tuy nhiên cây chanh thường dễ gặp phải một số bệnh như: Xén tóc đục thân, thối rễ, rụng quả, cây thiếu dinh dưỡng hay mắc một số loại nấm khác. Khi phát hiện bệnh bạn cần chú ý xử lý sâu bệnh kịp thời tránh lây lan dẫn tới chết cây.

Thu hoạch Chanh

Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào loại giống chanh mà bạn đang trồng, điều kiện chăm sóc và điều kiện thời tiết khác nhau. Các trái cây họ cam quýt sẽ dừng chín khi chúng đã bị hái ra khỏi cây. Để xác định xem quả chanh chín chưa chín bằng cách xem quả quả có bị nặng, mềm hay vàng không.

Thu hoạch quả Chanh

Thu hoạch quả Chanh

Kinh nghiệm trồng cây Chanh trong chậu

Ngoài yếu tố kỹ thuật về trồng và chăm sóc chanh, bạn cũng tham khảo thêm một số kinh nghiệm, mẹo mặt trồng cây chanh từ những chuyên gia nông nghiệp hay người có kinh nghiệm trồng chanh. Dưới đây là một số chia sẻ đáng chú ý bạn có thể tham khảo:

  • Đảm bảo yếu tố nước tưới và phân bón vừa đủ đặc biệt là thời kỳ cây Chanh ra hoa, đậu quả
  • Giữ cây Chanh ở một nơi ít gió hơn vì nó không thích gió mạnh. Nếu di chuyển trong nhà trong mùa đông hoặc ngoài trời vào mùa hè, hãy để nó làm quen với khí hậu để tránh sốc.
  • Bạn cũng có thể làm ghép cành để có được hai hoặc nhiều loại giống Chanh khác nhau từ cây đơn.
  • Cắt tỉa cành, rễ chạnh khi thay chậu giúp cây sinh trưởng nhanh và ra hoa sai, đậu nhiều quả hơn

Trên đây là những kiến thức, yếu tố cơ bản trồng cây Chanh trong chậu. Với những gợi ý kỹ thuật chi tiết này này, chúng tôi hi vọng bạn sẽ có cây Chanh sai trĩu, hái quả mỏi tay nhé. Chúc các bạn thành công!

CÁC TIN LIÊN QUAN